This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Bí quyết để nói tiếng Nhật tốt

Bạn không dám nói chuyện với người Nhật ? Bạn không tự tin khi nói tiếng Nhật ? Khả năng nói tiếng Nhật của bạn kém ?

Vì vậy, bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để nói tiếng Nhật, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu ? Tôi sẽ chỉ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn bạn đến nơi bạn nên bắt đầu bằng những kinh nghiệm của bản thân và theo tôi là tốt nhất.


Hãy dành thời gian của bạn và xem xét tất cả các kiến thức có sẵn . Điều quan trọng là khi học một ngôn ngữ bạn nên bắt đầu với những điều cơ bản , nhưng bạn cũng nên đưa ra một điều gì đó thú vị và hấp dẫn để bạn có động lực tiếp tục học nó. Nếu bạn đang có kế hoạch sẽ đến Nhật Bản, tôi khuyên bạn nên làm quen với những bài học bằng văn bản cơ bản . Hiragana và katakana , hai hệ thống văn bản cơ bản , dễ dàng để tìm hiểu. Biết làm thế nào để đọc thông tin cơ bản ( xe lửa, xe buýt, thực phẩm , vv) thực sự sẽ làm tăng sự tự tin và độc lập của bạn.

1. Nghe nhiều ( ngay cả khi bạn không thể hiểu nội dung).

Nó cũng rất quan trọng để làm việc trên thực tế khi bạn nghe . Vì vậy, tôi khuyên bạn nên làm quen với những âm thanh và nhịp điệu của ngôn ngữ. Điều này sẽ đưa bạn đi một chặng đường dài hướng tới việc có thể nói chuyện với một người Nhật Bản. Trong trang web của Trung tâm Nhật Ngữ SOFL luôn có đầy đủ các tập tin âm thanh hữu ích để giúp bạn đi đúng hướng và xây dựng sự tự tin của bạn. Nghe ai đó nói bằng tiếng Nhật và có thể trả lời một cách thích hợp là rất bổ ích cho người mới bắt đầu .

2. Nói nhiều ( để làm quen với âm điệu).

Tôi nghĩ một cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc hành trình của bạn là với một số cụm từ cơ bản của trongtiếng Nhật. Chỉ cần một lời chào đơn giản , chào buổi sáng hoặc buổi chiều bạn sẽ thấy mình gần gũi và quen thuộc hơn với ngôn ngữ này . Bạn nên nhờ bạn bè thông thạo tiếng Nhật hoăc tốt nhất là người bản xứ kiểm tra những gì bạn đang nói, họ sẽ sửa những sai sót của bạn và đưa ra một lời khuyên tốt nhất cho bạn.

3. Vận dụng thực tế.

- Thường xuyên đọc sách, báo...tiếng Nhật.
- Tra bất kì từ nào bạn không biết hoặc chưa nhớ và ghi lại ý nghĩa của chúng cho lần sau
- Chảo hỏi, nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Nhật ( bằng những kiến thức bạn đã học)

Cố gắng không để bị phụ thuộc quá nhiêu bởi những ý nghĩa từ có sẵn trong từ điển, hãy cố gắng nhớ tất cả những gì đã gặp phải trong đời sống hàng ngày. Ngôn ngữ Nhật Bản có vẻ rất khác so với tiếng Việt , nhưng nó không phải là quá khó khăn để học như nhiều người từng nghĩ . Nó là một ngôn ngữ được sắp xếp một cách hợp lý, được sáng tạo ra khá lâu và bạn chỉ cần tìm hiểu các kỹ năng đọc cơ bản thì tiếng Nhật sẽ dễ dàng phát âm bất kỳ từ nào bạn gặp phải

Vì vậy, với tất cả tâm huyết, sự thích thú và mục đích chúng ta hãy bắt đầu học nói Tiếng Nhật một cách hợp lý nhất.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Năm bước học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Mới bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản, việc học bảng chữ cái thực sự là một trở ngại khó khăn. Vì thế, ngay từ đầu, bạn cần xác định một phương pháp học thực sự phù hợp để mang lại hiệu quả nhất cho việc học. Sau đây là năm số bước học bảng chữ cái tiếng Nhật, bạn thử tham khảo xem nhé.

Bước 1: Bạn in bảng chữ cái ra, sau đó vừa nhìn bảng chữ cái vừa nghe video để học thuộc mặt chữ. Khi này bạn nhớ ko chỉ nhìn ko để nhớ mặt chữ mà hãy thử phát âm theo video luôn.

Bước 2: Trong học tiếng Nhật ôn tập là 1 việc hết sức quan trọng, do đó khi đã thuộc được mặt chữ 1 phần nào đó rồi bạn hãy phóng to ra rồi in nó, sau đó cắt thành từng chữ một. ghi vào mặt sau từng chữ âm đọc để có thể tham khảo nếu ko nhớ cách đọc. Đảo thứ tự các chữ theo nhiều cách rồi vừa nhìn chữ vừa đọc. Cách làm này rất có ưu điểm ở chỗ: thứ nhất,vì bạn nhìn mặt từng chữ một thường xuyên, điều đó sẽ giúp bạn nhớ lâu, thứ 2, vì sau này bạn sẽ phải học kanji nữa, mà để học kanji có hiệu quả bạn sẽ phải cắt từng chữ 1 như trên, như vậy nó giúp bạn có kinh nghiệm học theo kiểu cắt chữ, kiểu học khá mất tgian lúc đầu ,nhưng sự tiến bộ sau đó sẽ nhanh trông thấy.


Bước 3: Nhìn video và học cách viết chữ. Ở đây, khi học bảng chữ cái bạn phải viết từng chữ một. điều đó là bắt buộc. Nhưng khi học viết chữ kanji , nếu nói bạn phải học viết hết 2000 chữ thì ko phải, chữ kanji được cấu tạo từ các bộ, một khi bạn đã học cách viết của các bộ và nhớ mặt chữ kanji đó rồi, có thể có những chữ mặc dù bạn chưa viết bao giờ, nhưng chỉ cần nói tên chữ đó lên thôi bạn sẽ viết được nó ngay lập tức. Đây là cái hay trong học tiếng Nhật, cảm giác lúc đó khá là vui, nó tao động lực để học tiếp (vì học tiếng Nhật ban đầu mất nhiều thời gian , học rất dễ nản, nếu ko tự mình tìm lấy một cách học vừa tiết kiêm tgian vừa nhớ lâu, và quan trọng là tìm ra niềm vui khi học,sẽ khó để học tiếp một khi trong đầu có ý nghĩ là nó rất khó.)

Bước 4: Thực hiện lại các bước 1 & 2, và ôn tập hàng ngày những chữ cái đã cắt ở Bước 2.

Bước 5: Vào các mục tương ứng trên diễn đàn và hỏi tất cả những gì muốn hỏi, có rất nhiều bạn giỏi tiếng Nhật tham gia ở đây, nên chắc chắn mọi người sẽ trả lời, chia sẻ kinh nghiệm học một cách nhiệt tình. 
Nếu thực hiện được lần lượt các bước trên, chắc chắn sau vài tuần bạn sẽ thấy khả năng tiếng Nhật của mình thay đổi rõ rệt. Vì thế, hãy cùng cố gắng các bạn nhé !

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Cách phát âm tiếng Nhật chuẩn trong giao tiếp

Nếu các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, chắc chắn bạn sẽ học bảng chữ cái Hiragana đầu tiên, mà bắt đầu là "a i u e o", sau đó sẽ là "ka ki ku ke ko". Hôm nay tôi sẽ bàn với các bạn về phát âm tiếng Nhật. Tất nhiên là để phát âm chuẩn nhất thì bạn vẫn nên nghe người Nhật phát âm chuẩn để học, ở đây tôi chỉ nêu nguyên lý về phát âm tiếng Nhật mà thôi.

Các bạn cũng nên tham khảo bài "Thanh điệu tiếng Nhật" để hiểu thanh điệu, nhịp điệu, cách phát âm âm dài và âm ngắn trong tiếng Nhật.

Giới thiệu sơ lược các âm tiếng Nhật

Các âm tiếng Nhật gồm các hàng sau: Hàng "A" (gồm: A, I, U, E, O), hàng "KA", hàng "SA", hàng "TA", hàng "NA", hàng "HA", hàng "MA" (mọi người vẫn nhớ theo dạng: Khi Sai Ta Nên Hỏi Mẹ), tiếp theo là hàng "RA", hàng "W" (gồm WA và WO), hàng "YA YU YO".

Ngoài ra là các âm đục:

Hàng "GA" là âm đục của hàng "KA"
Hàng "ZA" là âm đục của hàng "SA"
Hàng "DA" là âm đục của hàng "TA"
Hàng "BA" là âm đục của hàng "HA"
Hàng "PA" là từ hàng "HA"

Âm đục thì thường viết giống âm thanh kèm thêm dấu nháy, ví dụ: か => が, riêng hàng "PA" thì là dấu tròn: ぱ.
Từ khóa: Âm đục = 濁音 daku-on (kanji: đục âm), Âm trong = 清音 sei-on (kanji: thanh âm)

Tiếp theo là các âm ghép: Các bạn có thể xem bảng:


Phát âm và cách ghi romaji

"A I U E O" (あいうえお) là câu đầu tiên mà học sinh Nhật phải "ê a" khi vào lớp một.

A: Giống "A" tiếng Việt
I: Giống "I" tiếng Việt
U: Giống "Ư" tiếng Việt. Chú ý là không giống "U" trong tiếng Việt nhé.
E: Giống "Ê" tiếng Việt. Chú ý là không phải là "E" tiếng Việt.
O: Giống "Ô" tiếng Việt. Không giống "O" tiếng Việt.

Nhưng khi đọc cả cụm "あいうえお" thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là "a i ư ê ô" mà sẽ đọc là "à i ư ề ộ" nhé. Tương tự vậy, hàng KA "かきくけこ" sẽ đọc là "cà ki cư kề cộ" trong tiếng Việt. Nhớ là phát âm nhẹ nhàng thôi (giọng thành phố nhẹ nhàng là ổn).
Đó là phát âm nguyên âm, còn dưới đây là phát âm phụ âm:

Hàng "ka" (かきくけこ): Phát âm như "ca ki cư kê cô" tiếng Việt.
Hàng "sa" (さしすせそ): Như "sa shi sư sê sô". Riêng "shi し" bạn không phát âm như "si" của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà phải phát âm nhiều âm gió là "shi" (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Tóm lại hàng này có âm "shi" là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể. Bạn cứ tưởng tượng như phát âm "ch'si" vậy.

Hàng "ta" (たちつてと = ta chi tsu te to): "ta te to" thì phát âm như "TA TÊ TÔ" tiếng Việt. "chi" thì như "CHI". Riêng "tsu" thì phát âm gần như "chư" tiếng Việt nhưng hơi khác chút: Trong khi "chư" phát âm sẽ áp lưỡi lên thành trên miệng thì "tsu" chỉ chạm đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng để tạo âm gió ngắn và dứt khoát. Có thể tưởng tượng giống như khi phát âm "ch'xư" trong tiếng Việt vậy. Các âm "TA TE TO" thì một số người Nhật sẽ phát âm thành lai giữa "TA" với "THA". Bạn nên phát âm "TA" rõ ràng dứt khoát hơn trong tiếng Việt bằng cách đặt đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng và phát âm dứt khoát.

Hàng "na" (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là "na ni nư nê nô".
Hàng "ma" (まみむめも): Cũng không có gì đặc biệt => "ma mi mư mê mô".
Hàng "ra" (らりるれろ): Phát âm như "ra ri rư rê rô" nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa "ra" và "la" vậy. Nếu bạn phát âm "ra" theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu. Còn nếu bạn phát âm là "la" thì người Nhật luôn hiểu. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa "ra" và "la". Các ca sỹ Nhật Bản khi hát sẽ phát âm là "la" cho điệu đàng.

Hàng "wa wo" (わを): Phát âm như "OA" và "Ô". Mặc dù "wo を" phát âm giống "o お" nhưng khi viết romaji vẫn viết là "wo" (không phát âm là "ua" đâu nhé).

Hàng "ya yu yo": Phát âm là "ya" (ia), "yu" (iu), "yô" (iô). Chú ý là phát âm "y" rõ và liền với âm sau chứ không phát âm thành "da", "du", "dô" hay "gia", "giu", "giô" nhé. Nếu bạn phát âm như vậy người Nhật sẽ nghe nhầm thành ざ, じゃ, v.v.... => Nên phát âm rõ ràng không nên cẩu thả.

Các âm đục

Hàng "ga" (がぎぐげご): Như "ga ghi gư gê gô" tuy nhiên một số người già sẽ phát âm lai sang "ng" thành ra "nga nghi ngư nghê ngô" => Nên phát âm là "ga ghi gư gê gô" cho nó mạnh mẽ! (Người già thường phát âm yếu và nhẹ nhàng nên nghe ra lai giữa "ga" và "nga")
Hàng "za" (ざじずぜぞ): Như "za ji zư zê zô", "ji" phát âm với âm gió (không phải "di" Việt Nam mà áp lưỡi lên thành trên của miệng để tạo âm gió). じ và ぢ (hàng "đa") phát âm giống nhau. ず và づ phát âm giống nhau.
Hàng "đa" (だぢづでど): Giống "đa, ji, zư, đê, đô" ("ji" phát âm có âm gió). Để gõ ぢづ bạn gõ "di", "du". Nhiều khi bạn nghe người ta nói "ĐA" lại ra "TA" đó, hay mình nói với người Nhật là "Đa" họ lại nghe ra "Ta" vì tiếng Nhật hai âm này khá gần nhau.
Hàng "ba" (ばびぶべぼ): Giống "ba bi bư bê bô"
Hàng "pa" (ぱぴぷぺぽ): Giống "pa pi pư pê pô"

Phát âm trợ từ

Trợ từ は (đứng sau chủ đề và trước hành động) và へ (đi tới đâu, tới đâu) sẽ không phát âm là "ha" và "hê" như thông thường mà sẽ là "wa" (đọc: OA) và "e" (đọc: Ê) giống như わ và え.
Trợ từ を (đứng sau để chỉ đối tượng bị tác động) dù viết romaji là "wo" nhưng không đọc "ua" mà đọc là "Ô" giống như お.
Ví dụ chữ "Xin chào" Konnichiwa thực ra phải viết là 今日は (こんにちは) chứ không phải là こんにちわ như nhiều người Nhật vẫn viết sai (tất nhiên viết sai là わ thì bạn sẽ không chuyển được thành kanji!). Chào buổi tối "Kombanwa" cũng vậy, phải là こんばんは chứ không phải こんばんわ.

母は花を買った(ははははなをかった) => Ha-ha oa ha-na ô cát ta.

Các âm ghép
Các âm ghép dưới đây:

きゃ kya きゅ kyu きょ kyo
にゃ nya にゅ nyu にょ nyo
ひゃ hya ひゅ hyu ひょ hyo
みゃ mya みゅ myu みょ myo
りゃ rya りゅ ryu りょ ryo

Và các âm đục:

ぎゃ gya ぎゅ gyu ぎょ gyo
びゃ bya びゅ byu びょ byo
ぴゃ pya ぴゅ pyu ぴょ pyo

thì đọc đúng như cách ký âm romaji. Ví dụ "myo" đọc là "myô" hay "miô" như tiếng Việt nhưng liền với nhau.

Các âm gió dưới đây thì sẽ đọc hơi khác:

しゃ sha しゅ shu しょ sho: Đọc như "sha", "shu" (không phải "shư" nhé), "shô" có âm gió, tức là áp lưỡi lên thành trên của miệng để đọc âm lai giữa (sha + shi'a)/2, (shu + shi'u)/2, (shô + shi'ô)/2.
ちゃ cha ちゅ chu ちょ cho: Đọc như "cha", "chu", "chô" nhưng với âm gió như trên.

Âm đục:

じゃ ja じゅ ju じょ jo: Đọc như "ja" (gia), "ju" (giu), "jô" (giô) nhưng với âm gió như trên, ví dụ "jô" sẽ đọc lai giữa "giô" + "gi'ô".
ぢゃ (ja) ぢゅ (ju) ぢょ (jo): Không dùng mấy, thường dùng "じゃ ja じゅ ju じょ jo" thay thế và cách đọc cũng giống.

Các âm gió này cũng có thể viết theo dạng:

ja => zya, cha => cya, sha => sya, ju = zyu, v.v...

Cách đọc âm "n"
Âm "n" (ん) đứng cuối âm khác để tạo thành âm "n", ví dụ たん => "tan". Đọc giống như âm "n" của tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu đứng trước âm tiếp theo là hàng "M", "B", hay "P" thì phải đọc thành "M" dù vẫn viết là "ん".

Ví dụ:

さんま sanma (cá thu đao) => Không đọc "san ma" mà là "sam ma", khi viết cũng nên viết thành "samma" cho đúng cách đọc
日本橋 nihonbashi (cầu Nhật Bản) => Đọc là "ni hôm bà shi" thay vì "ni hôn bà shi"; Khi viết romaji nên viết là "nihombashi"
散歩 sanpo (tản bộ, đi dạo) => Đọc là "sam pô", viết romaji nên viết là "sampo"

Nếu âm "ん" đứng riêng và đọc như đọc một chữ cái thì đọc là "un" hay tiếng Việt là "ưn/ưng". Thường các ca sỹ khi hát thì sẽ đọc rõ từng chữ cái, ví dụ "たん" (tan) sẽ hát thành "ta ưn". Để gõ "ん" thì bạn gõ 2 lần chữ "n", tức là "n + n". Hoặc bạn gõ "n" rồi gõ tiếp phụ âm tiếp theo nó sẽ tự thành "ん".

Cách đọc âm lặp ("tsu" nhỏ)
Âm lặp là sự lặp lại phụ âm tiếp theo chữ "tsu" nhỏ ("tsu" nhỏ dùng để ký hiệu âm lặp).

"tsu" nhỏ: っ; "tsu" bình thường: つ

Ví dụ: 切手 = きって = kitte = con tem; để viết âm lặp này chỉ cần gõ 2 lần phụ âm tiếp theo, ví dụ "kitte" sẽ gõ là "K + I + T + T+ E", "発生 = はっせい = hassei" sẽ gõ là "h a s s e i".
Âm lặp này bạn phải ngắt ở vị trí của "tsu" nhỏ, nó giống như khoảng lặng của dấu nặng trong tiếng Việt vậy. Do đó ví dụ về cách phát âm là như sau:

切手 = きって = kitte (Tem): Phát âm là "kịt tê" thay vì "kít tê" nếu không người Nhật sẽ không hiểu
発生 = はっせい = hassei (Phát sinh): Phát âm là "hạt sê" thay vì "hát sê"
日光 = にっこう = nikkou (Nhật Quang): Phát âm "nịch cô" thay vì "ních cô"

=> Mấu chốt: Khoảng lặng giống dấu nặng tiếng Việt.

Ghi chú: Nếu phát âm "kít tê" hay "hát sê" thì có thể người Nhật sẽ nghe nhầm thành "きて" hay "はせい".

Cách đọc âm dài - âm ngắn
Âm ngắn "~e" có âm dài là "~ei", ví dụ せ => せい.
Âm ngắn "~o" có âm dài là "~ou", ví dụ ちょ => ちょう, そ => そう.

Cách đọc:

Mặc dù viết "~ei" nhưng đọc là "~ê" thay vì "ê-i" hay "ây".
Dù viết "~ou" nhưng đọc là "~ô" thay vì "ô-ư".

Ví dụ 先生 = せんせい = sensei đọc là "sen sê" (chứ không phải "sen sây").
延長 = えんちょう = enchou (kéo dài) đọc là "en chồ" chứ không phải "en châu".

Hay chữ cái tiếng Anh "A" nếu bạn đọc là "ây" như tiếng Việt thì người Nhật sẽ nghe ra là "I" (ai). Bạn phải đọc là "ê".

Phát âm có trọng âm:
Âm dài và âm ngắn nếu đi với nhau sẽ phải nói có trọng âm để phân biệt. Bạn nên tham khảo bài "Thanh điệu tiếng Nhật" để rõ hơn, ở đây tôi nêu vài quy tắc:

住所 = じゅうしょ = juusho (địa chỉ, kanji: trụ sở): Âm dài "juu" đi với âm ngắn "sho" đọc như là "JÚ shồ" với trọng âm ở "JU".
授業 = じゅぎょう = jugyou (tiết học, kanji: thụ nghiệp): Âm ngắn "ju" đi với âm dài "gyou" đọc như là "jụ gyô" với âm "ju" như có dấu nặng tiếng Việt ("jụ gyô" hay "jù gyô").
ラーメン = raamen (mỳ Nhật, mỳ ramen): Âm "raa" dài nên đọc là "RÁ mèn" với trọng âm ở "raa".

Một số cách đọc: hito, gakusei
Nhiều người đọc "hito" (人 = người) thành "khi tô" thay vì "hi tô", đọc "gakusei (学生 = がくせい = học sinh)" thành "gạc sê" thay vì "ga cư sê". Thực tế đây là các cách đọc đã thông dụng ("khi tô" và "gạc sê") nên nếu chúng ta đọc khác đi thì sẽ ít người hiểu.

Hay là "Takahashi-san desu ka" thì đọc là "Ta-ca-hà-shi-sàn đẹtx ca/ (lên giọng)", tức là không đọc rõ âm "su" nhé (tất nhiên là một số người già và một số vùng đọc nặng có thể sẽ đọc rõ "xư"). Nghĩa là người Nhật đọc nhiều khi cũng không hẳn như chữ Việt mà bạn chỉ cần nghe và bắt chước.
Nhiều người đọc không rõ ràng cũng đọc âm "tsu" (ch'ư) thành âm "su" (xư) ví dụ như 理屈 = りくつ = rikutsu (lý luận) thành "ri-kư xư" thay vì đúng là "ri-kư ch'ư".

Trên đây là các cách phát âm tiếng Nhật mà SAROMA JCLASS đã tổng kết đầy đủ. Các bạn hãy quan sát và luyện tập nhé.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Những câu giao tiếp của người Nhật

Dưới đây là những câu là những câu giao tiếp cơ bản mà người Nhật sử dụng hằng ngày như chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn…mà bất kì người học tiếng Nhật nào cũng nên ghi nhớ trước tiên.



おはようございます ohayogozaimasu : chào buổi sáng

こんにちは – konnichiwa : xin chào, chào buổi chiều

こんばんは – konbanwa : chào buổi tối

おやすみなさい- oyasuminasai : chúc ngủ ngon

さようなら- sayounara : chào tạm biệt

ありがとう ございます arigatou gozaimasu : xin cảm ơn

すみません-sumimasen : xin lỗi…

おねがいします- onegaishimasu : xin vui lòng


Chúng ta bắt đầu nào
はじめましょう hajimemashou

Kết thúc nào
おわりましょう owarimashou

Nghỉ giải lao nào
やすみましょう yasumimashou

Các bạn có hiểu không ?
わかりますか wakarimasuka
(はい、わかりますーいいえ、わかりません)

Lặp lại lẫn nữa…
もういちど mou ichido

Được, tốt
けっこうです kekkodesu

Không được
だめです damedesu

Tên
なまえ namae

Kiểm tra, bài tập về nhà
しけん、しゅくだい shiken, shukudai

Câu hỏi, trả lời, ví dụ
しつもん、こたえ、れい shitsumon, kotae, rei

Số Đếm từ 1 đến 10

ぜろ、れい-zero, rei: zero: 0
いち-ichi: one: 1
に-ni : two: 2
さん-san: three: 3
よん、し-yon, shi: four: 4
ご-go : five: 5
ろく-roku: six: 6
なな、しち-nana, shichi: seven: 7
はち-hachi: eight: 8
きゅう、く-kyu, ku: nine: 9
じゅう-juu: ten: 10

Đây là Các câu nói thông dụng bằng tiếng nhật thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống

なか かわった ことあった?(Naka kawatta kotoatta?) : Có chuyện gì vậy?
どう した?(Dō shita?) (*) Truyện gì đang diễn ra)
なんか あった の?(Nanka atta no?) (**)
(*) Bạn biết những gì đang diễn ra nhưng bạn ko kịp theo dõi đôi chút.
(**) Bạn ko biết chuyện gì đang xảy ra cả.

Dạo này ra sao rồi
げんき だた?(Genki data?)
どう げんき?(Dō genki?)

Bạn có khỏe không?
げんき?(Genki?)

Dạo này mọi việc thế nào? (How have you been doing?)
どう してて?(Dō shiteta?)

Dạo này bạn đang làm gì ? (What have you been doing?)
なに やってた の?(Nani yatteta no?)

Các bạn đang nói chuyện gì vậy? (What have you been talking about?)
なに はなしてた の?(Nani hanashiteta no?)

Lâu quá rồi mới lại gặp lại. (Haven’t seen you around for a while.)
ひさしぶり ね。(Hisashiburi ne.) (Nữ)
ひさしぶり だね。(Hisashiburi dane.) (Nam)

Những câu này có thể được chuyển từ câu nói thường thành câu hỏi, chuyển ne ngắn (ne) thành ne dài (nē) sẽ biến câu “Lâu rồi ko gặp bạn” thành “Lâu rồi ko gặp bạn phải ko?”

Migi có khỏe không? (Is Migi okay?)
みぎ げんき?(Migi genki?)

Dạo này Migi làm gì? (How’s Migi doing?)
みぎい どう してる?(Migī dō shiteru?)

Không có gì mới (Nothing much)
べつ に なに も。(Betsu ni nani mo)
なに も。(Nani mo)

Không có gì đặc biệt (Nothing specia.)
べつ に かわんあい。(Betsu ni kawannai)

Khỏe thôi. (Okay ,I guess)
あんまり。(Anmari)

Tôi khỏe (I’m fine)
げんき。(Genki)
げんき よ。(Genki yo) (Nữ)
げんき だよ。(Genki dayo) (Nam)
まあね。(Māne.) (+)

Có chuyện gì vậy? (what’s wrong?)
どか した の?(Doka shita no?) (Nữ)(n–> p) (*)
ど した の?(Do shita no?) (Nữ)(n–> p)
なんか あった の?(Nanka atta no?) (**)
ど したん だよ?(Do shitan dayo?) (Nam)
(*) & (**) Nói bằng giọng quan tâm nhiều hơn.

Bạn đang lo lắng điều gì vậy? (What’s on your mind?)
なに かんがえてん?(Nani kangaeten no?)

Không có gì cả (Nothing)
べつ に。(Betsu n.)
なん でも ない よ。(Nan demo nai yo)
**Nan-demo nai-yo là lời đáp cho câu “Xảy ra gì vậy?” hay “Đang suynghĩ gì vậy?”
Còn Nanni-mo là lời đáp cho câu “Có chuyện gì mới không?” Đừng lẫn lộ hai câu này.

Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi (I was just thinking)
かんがえ ごと してた。(Kangae goto shiteta)

Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi (I was just daydreaming.)
ぼけっと してた。(Boketto shiteta.)

Để tôi yên! (Leave me alone!)
ひとり に して!(Hitori ni shite!)
ほっといて!(Hottoite!)

Không phải phải chuyện của bạn! (It’s none of your bussiness!)
ぃ でしょ!?(Ii desho!?) (Nữ)
ぃ だろ!(Ii daro!) (Nam)
かんけい ない でしょ!(Kankei nai desho!) (Nữ)
かんけい ない だろ!(Kankei nai daro!) (Nam)
よけい な おせわ!(Yokei na osewa!)

Có thể tạo nên những cuộc đối thoại nhiều màu sắc hơn bằng cách đệm thêm “vâng” ,”phải chứ?”
Hãy xem những câu sau đây. Chúng sẽ có dò hòi hay nghi ngờ tùy theo giọng nói của bạn.

Thật không? (Really?)
ほん と?(Hon to?)
ほんと に?(Honto ni?)
まじ で?(Maji de?)
まじ?(Maji?)
うそ?(Uso?)
うそ だ?(Uso da?)

Vậy hả? (Is that so?)
そう なの?(Sō nano?)
そう?(Sō?)

Đúng vậy chứ? (Did you? Do you? Are you?)
そう なの?(Sō nano?)

Làm thế nào vậy? (How come?)
どう して?(Dō shite?)
どう して だよ?(Dō shite dayo?)

Tại sao? (Why?)
なんで?(Nande?)

Ý bạn là gì? (What do you mean?)
どう いう いみ?(Dō iu imi?)

Có gì sai khác không? (Is something wrong/different?)
なに か ちがう の?(Nani ka chigau no?)

Có gì khác biệt? (What’s the difference?)
なに が ちがう の?(Nani ga chigau no?)

Cái gì? (What?)
なに?(Nani?)
え?(E?)

Tại sao ko? (Why not?)
なんで だめ なの?(Nande dame nano?)
なんで だめ なん だよ?(Nande dame nan dayo?) (Nam)

Bạn nói nghiêm túc đấy chứ? (Are you serious?)
ほんき?(Honki?)

Bạn có chắc không? (Are you sure?)
ほんと に?(Honto ni?)
ぜったい?(Zettai?)
**Zettai? Là cách hỏi nhấn mạnh hơn ,ví dụ như trường hợp bạn thật sự muốn biết họ có chắc hay ko.

Bạn không đùa đấy chứ? (You don’t mean it!)
じょうだん でしょ?(Jōdan desho?)

Cứ nói đùa mãi! (You’re joking!)
じょうだん だろ?(Jōdan daro?)

Những câu sau đây sẽ làm cho cuộc đối thoại sống động hơn ,hay ít nhất làm cho người nói cảm thấy bạn đang lắng nghe.

Đúng rồi! (That’s right!)
そう だね!(Sō dane!) (+)
そう だな!(Sō dana!) (+)
まねえ!(Manē!)